Mặt đối lập là gì
 Theo triết học Mac – Lê nin: Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh với nhau.
 Mặt đối lập của mâu thuẫn: Đó là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm….mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.
Bạn đang xem: ví dụ về sự thống nhất giữa các mặt đối lập
 Mặt đối lập của mâu thuẫn còn gọi là mặt đối lập biện chứng, là những mặt đối lập ràng buộc, thống nhất và đấu tranh với nhau trong mâu thuẫn, chứ không phải là những mặt đối lập bất kì giữa sự vật, hiện tượng với sự vật, hiện tượng kia…
 Ví dụ: Mọi hoạt động kinh tế đều có mặt sản xuất và mặt tiêu dùng. Chúng thống nhất với nhau tạo thành một chỉnh thể nhưng đồng thời cũng luôn tác động bài trừ nhau. Hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm còn hoạt dộng tiêu dùng thì lại triệt tiêu sản phẩm.
Ví dụ về sự thống nhất giữa các mặt đối lập
 Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, là tiền đề tồn tại cho nhau. Triết học gọi đó là sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
 Ví dụ: Trong hoạt động kinh tế, mặt sản xuất và tiêu dùng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau nhưng nếu không có sản xuất thì không có sản phẩm để tiêu dùng, ngược lại nếu không có tiêu dùng thì sản xuất mất lí do để tồn tại.
Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập vào thực tiễn
 Quá trình đổi mới ở nước ta có tác dụng làm cho quen dần với các quan hệ hàng hoá, thay đổi nâng cao đời sống kinh tế – xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Song trong xã hội còn mét sè mâu thuẫn biện chứng sau:
 Một là:Mâu thuẫn giữa kinh tế và chính trị.
 Khi đề ra đường lối đổi mới chính trị, Đảng ta luôn nhấn mạnh phải ổn định chính trị giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Song muốn ổn định lâu dài phải đổi mới và ổn định để đổi mới.
 Như vậy, ổn định và đổi mới là hai mặt đối lập nhưng thống nhất biện chứng với nhau.
Xem thêm: jewelry là gì
 Hai là:Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:
 Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, vấn đề lực lượng sản xuất – quan hệ sản xuất là một vấn đề hết sức phức tạp, mâu thuẫn giữa hai lực lượng này và những biểu hiện của nó xét trên phương diện triết học và chủ nghĩa Mác – Lênin theo đó, quan hệ sản xuất là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, tức là khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định thì quan hệ sản xuất không còn phù hợp nữa, trở thành yếu tố kìm hãm lực lượng sản xuất. Để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển phải thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng một quan hệ sản xuất mới phù hợp hơn.
 Ba là: mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và công bằng xã hội tại nước ta.
 Hiện nay khi nền kinh tế phất triển mạnh xẽ xuất hiện nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Từ đó khoảng các giàu nghèo cũng bị gia tăng xuất hiện mâu thuẫn xã hội về sự phát triển của nền kinh tế và vấn đề công bằng xã hội. Để giải quyết mâu thuẫn này là một bài toán đau đầu với chính phủ nước ta khi phải phân bổ đồng đều nguồn lực cho mỗi địa phương và cân bằng kinh tế của mỗi vùng sao cho kinh tế vùng nông thôn và thành thị không có khoảng cách quá xa.
 
 
Xem thêm: products là gì
 
 
 Tag: gì? tình yêu vi du ý pháp luận tiểu kết nào tập ảnh đa nguyên duy tâm phim tiếng anh phe syria cặp hormon bày thạch sanh thông 5 giá văn hóa dấu trần ký
Bình luận